Ngoài dòng chip Intel nổi tiếng trên toàn cầu. AMD là chip đang ngày càng phổ biến và nhận được nhiều đánh giá cao. Vậy chip AMD là gì? Ưu điểm nhược điểm của AMD chip so với Intel. Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hãy cùng laptop5tech.com theo dõi ngay dưới đây nhé.
1. Chip AMD là gì?
Chip AMD (Advanced Micro Devices) là sản phẩm được sản xuất và phát triển bởi tập đoàn đa quốc gia AMD. Tập đoàn nổi tiếng nhờ sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp. Trụ sở đặt tại Santa Clara, California, Austin và Texas. AMD chip đóng vai trò là bộ vi xử lý của máy tính tương tự chip Intel.
Ra đời sau hãng Intel nổi tiếng. Tính đến năm 2020, sau 14 năm ra đời. AMD đã cho thấy vị trí của mình trên thị trường, với khoảng 40% thị phần trong bảng báo cáo tháng 1 năm 2020. Bằng chứng là các dòng CPU AMD ra đời đều có sức mạnh ngang ngửa các dòng chipset Intel. AMD chắc chắn là đối thủ nặng ký nhất thời bấy giờ của Intel.
2. So sánh các dòng chip AMD với Intel
Để có cái nhìn tổng quan nhất giữa Intel và AMD. Chúng ta cùng xét đến những yếu tố cơ bản như sau:
Vị trí trên thị trường:
AMD và Intel là 2 dòng chip phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, với phân khúc khác nhau, AMD và Intel cũng hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau.
Về cơ bản, các dòng CPU AMD tập trung vào số lượng lõi chip cao và tăng hiệu suất đa luồng. Trong khi đó, Intel lại đẩy mạnh tốc độ xử lý và hiệu quả xung nhịp cao. Đúng với tâm lý người dùng mong muốn sở hữu chiếc laptop xử lý tốc độ cao. Intel đã cho thấy lợi thế và khó có thể di chuyển khỏi vị trí đứng đầu trên thế giới hiện nay.
Giá bán:
Đáp ứng nhu cầu và điều kiện kinh tế của người tiêu dùng. Intel và AMD liên tục cho ra đời những dòng chip có sức mạnh khác nhau. Kèm theo đó là mức giá từ phân khúc thấp đến cao cấp.
Tuy nhiên, nếu so sánh trong mức giá tầm trung. Các dòng CPU AMD vẫn có giá thành rẻ hơn so với Intel. Điển hình là Ryzen 7 3700X được trang bị gấp đôi luồng xử lý so với Intel Core i7-9700K (374$). Nhưng chỉ có giá thành 329$.
Đặc biệt, ở phân khúc thấp, bạn chỉ có thể tìm thấy chip Intel từ 4 đến 18 lõi. Trong khi đó các dòng CPU AMD được tích hợp lên đến 32 lõi. Gần đây, sản phẩm AMD Ryzen 9 3950X được trang bị 16 nhân đầu tiên trên thị trường, với mức giá hợp lý 749 $.
Hiệu năng:
Intel luôn chú trọng và đẩy mạnh hiệu năng của các dòng chip. Mang đến tốc độ nhanh chóng, mượt mà khi người dùng trải nghiệm. Đối với những hiệu năng lõi đơn của Intel, chúng có phần sức mạnh nhỉnh hơn so với hiệu năng của các dòng CPU AMD.
Tiêu biểu sản phẩm Core i9-9900K của Intel có sức mạnh lõi đơn cao hơn nhiều, giá rẻ hơn khi so với Ryzen Threadripper 2970WX của AMD.
Bù lại, AMD tăng số lượng lõi và số luồng cao hơn. Hiệu suất đa luồng khiến những dòng chip này luôn ổn định và có thể đảm nhiệm nhiều tác vụ cùng một lúc.
Tiêu biểu Ryzen 7 3700X của AMD đứng đầu về hiệu năng đa luồng so với chip Intel Core i7-9700K.
3. Khả năng xử lý đồ họa:
Các dòng CPU AMD nổi bật với sức mạnh ổn định và khả năng xử lý đồ họa mà những dòng chip của Intel không thể so sánh được.
Đơn cử là sản phẩm Ryzen 5 2400G, đi cùng với gói đồ họa Vga rời mạnh mẽ, cho tốc độ xử lý đồ họa mượt mà và nhanh chóng. Đặc biệt, trình điều khiển dành riêng cho chip dòng Ryzen, giúp tối ưu 20% hiệu năng trên những trò chơi.
Dù được đánh giá cao về mảng đồ họa, nhưng tốc độ tính toán của AMDchip vẫn chưa thể so sánh với Intel.
Những số liệu cho thấy, khi chung một card đồ hoạ cao cấp, một CPU i3 hoặc i5 của Intel có thể mang đến 30 đến 40 FPS so với một CPU AMD cùng giá. Chính so sánh này, khiến Intel vẫn luôn là dòng chip được các game thủ chuyên nghiệp lựa chọn.
Khả năng ép xung:
Ở phân khúc thấp: Các dòng chip CPU AMD cho thấy khả năng ép xung tốt hơn nhiều so với Intel.
Tuy nhiên, ở phân khúc cao: Intel dường như đánh bại AMD, khi các dòng chip được trang bị tới 8 hoặc 10 lõi. Khả năng ép xung mạnh mẽ, ấn tượng.
Đặc biệt, các chip thuộc seri K của Intel, đơn cử có i9-9900K có sức mạnh duy trì tần số turbo 5.0GHz lớn gấp nhiều so với tần số turbo 4.6GHz của Ryzen 9 3900X.
Tính phổ biến và hỗ trợ:
Một nhược điểm của AMD, đó chính là khả năng tương thích với các thành phần khác bị hạn chế. Do các ổ cắm khác nhau trên CPU AMD, khiến bo mạch chủ và bộ làm mát bị hạn chế.
Về yếu tố này, Intel vượt hẳn khi người dùng có đa dạng sự lựa chọn, khả năng tương thích và hỗ trợ cao, tiết kiệm chi phí lắp đặt. Thì đối với chip Ryzen của AMD, nhiều bộ làm mát CPU, yêu cầu bạn đặt mua khung AM4.
Coffee Lake Refresh và AMD Ryzen thế hệ thứ 3 ra đúng thời điểm Intel đang trong tình trạng thiếu nguồn cung. Chính vì vậy mà 2 dòng này của AMD trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn lúc bấy giờ.
Kế hoạch trong tương lai:
AMD đang ngày càng chiếm thị phần nhiều hơn. Đơn cử bộ xử lý Ryzen, bộ xử lý Threadripper cao cấp. Đang dẫn đầu trên thị trường và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu AMD tối ưu hơn nữa đối với những dòng chip này. Chắc chắn hãng này sẽ còn đi xa hơn nữa.
Với bộ xử lý mới nhất, Ice Lake 10nm. Hứa hẹn sẽ được tích hợp trên những dòng laptop Ultrabook, Thunderbolt 3, kết nối WiFi và đồ họa Gen11,…
Đặc biệt, Intel Core i9-9900 KS có xung nhịp 5GHz, bước đột phá mới với dòng laptop để bạn. Dự định sẽ là sản phẩm mang đến nhiều so sánh tiếp theo đối với dòng bộ xử lý Ryzen thế hệ thứ ba của AMD.
4. Phân loại các dòng CPU AMD
AMD Ryzen phổ thông
4 dòng AMD Ryzen nổi tiếng trên thị trường hiện nay
Đây là dòng chip phổ biến nhất của hãng AMD. Chúng sử dụng socket AM4 có khả năng tương thích với nhiều loại bo mạch chủ. 4 dòng Ryzen của AMD đó là:
- Ryzen 3: Giá thành rẻ, tiết kiệm điện năng phù hợp cho dân văn phòng, sinh viên. Với nhu cầu xử lý những tác vụ nhẹ như word, excel, lướt web,….
- Ryzen 5: Phân khúc tầm trung. Tiêu biểu với 2 loại: 4 nhân, 8 luồng và 6 nhân, 12 luồng, 19MB Cache.
- Ryzen 7: Phân khúc cao, 8 lõi, 16 luồng 20MB Cache.
- Ryzen 9: Phân khúc cao nhất, hiệu năng ấn tượng.
AMD FX
Phù hợp với dân văn phòng, sinh viên xử lý những tác vụ nhẹ, lướt web. Giá thành tương đối rẻ. Nhược điểm AMD FX chỉ hỗ trợ RAM DDR3, do kiến trúc cũ với socket AM3.
AMD FX đáp ứng những nhu cầu cơ bản, lướt web, xem phim,…
AMD Athlon
Dòng chip được đánh giá là có giá thành rẻ nhất của AMD. Chạy trên socket AM4, nhưng sức mạnh của chúng chỉ phục vụ những nhu cầu cơ bản và khá yếu. Nên dòng chip này, hiện nay không còn phổ biến.
AMD Threadripper
Dòng chip dành cho PC, sử dụng socket 4049 TR4 đòi hỏi bo mạch tích hợp phải tương đương và có sức mạnh ổn định mới có thể tận dụng hết sức mạnh của dòng chip này, khá là phức tạp và cần chuyên môn cao. Tuy nhiên, dòng chip này có thể chạy khỏe ở bất kỳ tác vụ nào. Thậm chí là livestream, thiết kế video 4k, 3D,…
EMD Epyc: Dòng chip cao cấp với sức mạnh vượt xa sức tưởng tượng của các dòng CPU AMD. Sở hữu hiệu năng cao, sử dụng nền tảng 2 socket với số lõi nhiều hơn 45%, băng thông vào / ra hơn 60% (I / O), và băng thông bộ nhớ nhiều hơn 122%.